Tìm hiểu dị ứng tinh dịch và khả năng thụ thai

Trong các nguyên nhân sinh các KTKTT thì thắt ống dẫn tinh triệt sản là nguyên nhân hàng đầu. Qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người thắt ống dẫn tinh

Sau những giây phút ái ân hưng phấn, thỏa mãn, thì những cặp vợ chồng lại phải đối mặt với việc ngứa ngáy vùng kín, đau rát có khi sưng vù lên ở vùng kín … tất cả những việc này chính là do dị ứng tinh dịch gây ra, nó khiến cho các cặp vợ chồng phải đứng trước nguy cơ giảm hoặc khó có khả năng thụ thai. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề dị ứng tinh dịch và khả năng thụ thai.


Dị ứng tinh dịch là gì?

Dị ứng tinh dịch là hiện tượng mà hệ miễn dịch của bản thân hoặc của người khác giới bắt giữ một trong các thành phần của tinh dịch (bao gồm tinh trùng, protein, enzym), điều này tạo nên các phản ứng tiêu cực cho cơ thể như cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy, sưng nè…có khi dẫn tới việc vô sinh.

Theo thống kê, cho biết có tới 20%-40% các cặp vợ chồng gặp phải hiện tượng dị ứng tinh dịch, trong đó có khoảng 5-25% cặp đôi phải đối mặt với vấn đề sinh sản do việc dị ứng tinh dịch gây ra.

Biểu hiện của dị ứng tinh dịch

Các triệu chứng dị ứng tinh dịch xuất hiện 20-30 phút sau khi cơ thể tiếp xúc với tinh dịch, có khi kéo dài đến vài ngày.
Những người bệnh có cơ địa dị ứng như dị ứng da, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa … thì dễ có khả năng bị dị ứng với tinh dịch.
Triệu chứng nhẹ: mẩn đỏ, ngứa, bỏng rát, phồng rộp tại nơi tiếp xúc với tinh dịch cả ngoài da lẫn bên trong âm đạo.
Triệu chứng nặng: mẩn ngứa, mề đay, khó thở, nhất là có cả trường hợp xuất hiện cơn hen …
Khó có thai khi bị di ứng tinh dịch, kho co thai khi bi di ung tinh dich

Dị ứng tinh dịch ảnh hưởng tới khả năng thụ thai

Bình thường trong tinh hoàn có hàng rào máu – tinh hoàn. Bản chất của hàng rào máu – tinh hoàn là sự liên kết bền vững của các tế bào cơ và tế bào Sertoli. Hàng rào này ngăn cản không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó vào trong cơ thể, tách biệt môi trường ống dẫn tinh và máu. Nhờ có hàng rào này mà tinh hoàn không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và không sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng. Nhưng khi hàng rào này bị phá vỡ là điều kiện thuận lợi để tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó đi vào cơ thể rồi tiếp xúc với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và gây mẫn cảm với chúng. Các tế bào bạch cầu, hồng cầu và các thành phần trong máu sẽ xâm nhập vào môi trường sinh tinh, một số tế bào bạch cầu không nhận biết được tinh trùng là “người quen” mà coi nó như kẻ xâm phạm – kháng nguyên, nên chúng “ra tay” tấn công những con tinh trùng này – sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng (KTKTT). Mức độ tấn công có thể từ nhẹ tới nặng như làm hỏng màng bọc ngoài tinh trùng (màng plasma), tới nặng hơn có thể là thực bào tinh trùng (ăn tinh trùng). Trên vi thể, thấy hình ảnh kết tụ tinh trùng thành đám ngưng kết, trên kính hiển vi điện tử có thể thấy hình ảnh của lớp màng ngoài tinh trùng không còn trơn nhẵn mà xuất hiện các vết “xước” gồ ghề hay các KTKTT bám vào màng này.

KTKTT có thể tìm thấy trong huyết thanh của cả hai giới, huyết tương tinh dịch, trên bề mặt tinh trùng và dịch nhầy cổ tử cung. KTKTT có thể được sản sinh tại chỗ ở đường sinh dục nam hay ở cổ tử cung hoặc từ trong huyết thanh kháng thể đi vào huyết tương tinh dịch hoặc chất nhầy cổ tử cung qua đường rò rỉ. KTKTT ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách làm giảm khả năng vận động hoặc tăng số lượng tinh trùng không hoạt động. Nó tác động đến sự xâm nhập của tinh trùng qua dịch nhầy cổ tử cung làm ảnh hưởng đến phản ứng giữa tinh trùng và noãn. Các kháng thể này không phải là nguyên nhân tạo nên sự bất thường của dịch nhầy cổ tử cung mà nó làm rối loạn sự xâm nhập và chuyển động của tinh trùng qua dịch nhầy cổ tử cung làm giảm sự xuất hiện của tinh trùng quanh dịch nhầy của trứng, dù cho tinh trùng có số lượng và vận động bình thường. Sự bất thường xâm nhập này của tinh trùng được kiểm tra ở thời điểm sau giao hợp, thường cho là hậu quả của KTKTT ở nam giới.

Trong các nguyên nhân sinh các KTKTT thì thắt ống dẫn tinh triệt sản là nguyên nhân hàng đầu. Qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người thắt ống dẫn tinh có kháng thể kháng tinh trùng trong máu từ 50-80%. Ngoài ra chấn thương tinh hoàn hay các thủ thuật sinh thiết tinh hoàn có thể làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của hàng rào máu – tinh hoàn và sinh ra các kháng thể kháng tinh trùng. Sau mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia,… hay tình trạng đàn ông loạn dâm cùng giới, giao hợp qua trực tràng…. Cũng làm tăng tỉ lệ kháng thể kháng tinh trùng.

Ở phụ nữ, có một số người có kháng thể kết gắn tinh trùng nên rất dễ thụ thai; ngược lại, một số khác lại có kháng thể tiêu diệt tinh trùng nên không thể nào thụ thai được. Điều đó có thể giải thích được ở những cặp vợ chồng có sức khỏe sinh sản bình thường nhưng không có con, đến khi chia tay nhau và thành lập gia đình mới thì cả hai đều có con.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *