Rối loạn tâm thần tuổi dậy thì và những điều nên biết

Các bậc cha mẹ đừng nên xem đây là những căn bệnh mang tính chất gì đó quá xấu xa, xuất phát từ những hành vi sa đọa, thích thể hiện của con trẻ, hãy tôn

Các bạn có biết bệnh rối loạn tâm thần tuổi dậy thì có biểu hiện như thế nào và cách nhận biết nó ra sao chưa?
Ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ thường có sự thay đổi về tâm sinh lí trong cơ thể. Chính sự thay đổi này đã làm cho các bạn cảm thấy bối rối, bất ngờ, đôi khi, các bạn còn không thể hiểu, thậm chí là không chấp nhận chính bản thân mình. Việc này làm các bạn xuất hiện những suy nghĩ và hành vi lệch lạc, đây cũng chính là biểu hiện của căn bệnh rối loạn tâm thần tuổi dậy thì.

Rối loạn tâm thần tuổi dậy thì là gì?

Rối loạn tâm thần tuổi dậy thì là một dạng của bệnh tâm thần, ở lứa tuổi dậy thì, các bạn trẻ đang trong độ tuổi mà hệ nội tiết có nhiều sự thay đổi và biến đổi, đây là cơ hội rất tốt để căn bệnh này xảy ra.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tâm thần tuổi dậy thì

1. Các bạn trẻ đang trong độ tuổi dậy thì với những biến đổi cơ thể khác lạ.

2. Thay đổi môi trường, văn hóa học tập ở giai đoạn từ cấp một đến cấp hai.

3. Áp lực từ sự trông chờ của chính những người làm cha mẹ, họ vừa muốn con em mình phải trưởng thành trong hành động nhưng mặt khác lại vẫn có ý nghĩ chúng vẫn là một đứa trẻ cần phải được dạy bảo, những hành vi vô tình như vậy đã làm hại đến tinh thần các em rất nhiều, gia tăng nguy cơ khiến con em mình mắc các chứng bệnh về tâm thần hơn.

Cách nhận biết người mắc bệnh rối loạn tâm thần tuổi dậy thì

Ta có thể chia biểu hiện của bệnh này thành bốn trường hợp cụ thể như sau :

1. Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều, 1-2h đêm thức giấc trằn trọc ko ngủ được.

2. Biểu hiện trong hành động và nếp sống hằng ngày: cách đi đứng và nói năng bất thường trong giao tiếp, rất ít hoặc hầu như không tham gia các hoạt động giao lưu với những người xung quanh, rơi vào trạng thái trầm cảm.

3. Rối loạn về tính cách: mất niềm tin vào những người xung quanh, có những ý nghĩ dại dột, thường có những nỗi sợ như sợ có người đang theo dõi mình, có người rình rập, đang muốn ám sát mình.

4. Rối loạn hành vi: những hành vi bộc phát nhất thời như vui, buồn, tức giận vô cớ, bực dọc suốt ngày hoặc thậm chí có những hành động gây nguy hiểm cho người khác.

Cách chữa trị bệnh rối loạn tâm thần tuổi dậy thì

Các bậc cha mẹ đừng nên xem đây là những căn bệnh mang tính chất gì đó quá xấu xa, xuất phát từ những hành vi sa đọa, thích thể hiện của con trẻ, hãy tôn trọng và quan sát thật kĩ những biểu hiện của con mình.

Không nên dấu diếm và đặt nặng vấn đề này. Đây là căn bệnh có thể rơi vào bất kì ai và chúng ta phải đối mặt để giải quyết nó.Việc cần làm là tìm đến các nhà tư vấn để học cách quan sát những biểu hiện cụ thể hơn về bệnh rối loạn tâm thần dậy thì này, xem có phải thật sự con mình đang rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần hay không, hay chỉ là một vài dấu hiệu bất thường trong một giai đoạn nào đó.

Với các bạn trẻ, chúng ta cũng cần nên biết thông tin về chứng bệnh này, nếu cảm giác được hoặc nghe từ người nào đó nói mình có những biểu hiện của bệnh rối loạn tâm thần thì việc cần làm là phải đi xin tư vấn từ các chuyên viên có chuyên môn về lĩnh vực này cũng như hợp tác để việc điều trị được diễn ra suôn sẻ.

Có rất ít các bạn trẻ nhận ra được việc mình mắc chứng rối loạn tâm thần, thông thường chỉ có những hành động bất thường và gây hại bản thân. Do đó, cha mẹ phải hết sức bình tĩnh và nhờ người tư vấn để có những hành động đúng đắn giải quyết vấn đề. Tránh việc rêu rao với mọi người xung quanh con tôi bị chứng rối loạn tâm thần sẽ khiến các em mặc cảm, và khi các em mặc cảm thì chứng bệnh này lại càng nặng hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *